Người tiểu đường cần hạn chế thức ăn có nhiều đường nhưng vẫn phải ăn đa dạng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu của cơ thể. Sự đa dạng của các loại thực phẩm được thể hiện trong các nhóm thực phẩm dưới đây.
Lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết thực phẩm là gì? Trước hết, mọi người cần hiểu rõ, chỉ số này được dùng cho thực phẩm, tránh nhầm lẫn với chỉ số đường huyết trong phiếu xét nghiệm của bệnh nhân tiểu đường.
Chỉ số đường huyết thực phẩm (Glycemic index – GI) là một số có giá trị từ 0 – 100 được gán cho thực phẩm, dùng để phản ánh mức độ gây tăng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số GI càng lớn thì càng làm tăng đường huyết nhanh và cao sau ăn.
Đối với người tiểu đường, nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm GI thấp đã được chứng minh là mang lại những lợi ích sau đây:
✓ Không gây tăng mạnh đường huyết sau ăn, giảm cơn đói giữa các bữa ăn.
✓ Giảm kháng insulin, giảm HbA1c.
✓ Giảm cholesterol xấu trong máu.
Phối hợp nhiều loại thực phẩm từ các nhóm GI khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng cho người tiểu đường
Những thực phẩm người tiểu đường nên ăn
✓ Nhóm trái cây và rau quả
Đây là những loại thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường bởi giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, ít năng lượng và chất béo. Vậy, người tiểu đường nên ăn gì trong nhóm thực phẩm này? Nên ăn nhiều hơn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, kết hợp nhiều loại rau và quả tươi khác nhau để có nhiều vitamin và khoáng chất tối đa.
Cần nhớ là các loại trái cây thường có chứa đường tự nhiên có thể làm đường huyết tăng. Do đó, nên chia nhỏ lượng trái cây ăn mỗi ngày. Mỗi lần ăn không quá nhiều để đảm bảo đường huyết luôn ở mức độ ổn định.
✓ Nhóm cacbohydrate (chất bột đường)
Đây là những loại thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cacbohydrat khi được tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể hoạt động. Lưu ý khi chọn những loại thực phẩm này là hàm lượng chất xơ. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp quá trình giải phóng đường glucose chậm hơn so với những loại thực phẩm cacbohydrat tinh chế. Chẳng hạn, thay vì ăn gạo trắng/bột mì/bún, bạn nên ăn gạo lức, ngũ cốc nguyên hạt và gạo đen Nhật Bản.
Chỉ số glycemic còn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm, cho biết loại thực phẩm có làm tăng đường huyết hay không và tốc độ được hấp thu tiêu hóa có nhanh hay không. Chỉ số glycemic càng cao nghĩa là lượng đường mà thực phẩm cung cấp càng lớn, tốc độ hấp thu nhanh có hại cho người bệnh tiểu đường.
Những loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp thường bao gồm các loại hạt, các loại đậu, rau, trái cây và một số loại tinh bột khác từ ngũ cốc nguyên hạt. Những loại thực phẩm này sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, làm chậm lượng đường phóng thích vào máu giúp người bệnh no âu và ổn định đường huyết trong thời gian dài.
✓ Nhóm thực phẩm chứa protein
Nên ưu tiện chọn protein từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như các loại cây họ đậu, các loại hạt…
Người bệnh có thể ăn trứng, thịt nạc và cá trong các bữa ăn chính. Sữa có thể dùng trong bữa sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo, ít đường hoặc không đường, các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua, sữa probiotics…
Một số loại sữa khác như sữa đậu nành hoặc sữa hạt không đường là những loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường.
Tiểu đường nên ăn gì trong nhóm thực phẩm giàu chất béo?
Đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế sử dụng nhưng không thể thiếu trong chế độ ăn cho người tiểu đường . Nhóm thực phẩm giàu chất béo bao gồm: mỡ động vật, dầu thực vật, chất béo chuyển hóa trans.
Nhóm chất béo tốt cho người tiểu đường là dầu thực vật. Những nguồn chất béo khác nên hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn cho người tiểu đường .
Những loại thực phẩm làm tăng đường huyết
Tất cả các loại thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate đều làm tăng lượng đường trong máu ở một mức độ nhất định. Carbohydrate dạng tinh bột như bánh mì, gạo, khoai tây, ngũ cốc…
Carbohydrate tự nhiên có trong sữa, các loại trái cây có vị ngọt, mía đường, củ cải đường, các loại đồ uống có đường và kẹo bánh ngọt… Những loại thực phẩm này làm tăng đường huyết nhưng không có nghĩa là người bệnh không được sử dụng. Một lượng vừa phải tinh bột và các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên mỗi ngày là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Các bài viết liên quan:
>>> Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường
>>> Câu hỏi thường gặp về viên uống Blackmores Sugar Blance
>>> Những loại trái cây tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày
Sản Phẩm liên quan:
>>> Viên uống cân bằng đường huyết của Úc Blackmores Sugar Balance 90 viên