Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi mắc bệnh này, cơ thể bạn sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. 

nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường

Phân loại và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia ra làm 3 loại chính là tuýp 1, tuýp 2 và  thai kỳ.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1

✓ Đây là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bài tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

✓ Nếu bạn nằm trong nhóm bệnh này thì các triệu chứng thường xuất hiện rất sớm và ở độ khá trẻ. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tuýp 1 là do di truyền và các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao nếu:

✓ Mẹ hoặc anh, chị, em ruột bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

✓ Cơ thể có xuất hiện của kháng thể bệnh tiểu đường

✓ Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, ngũ cốc từ trước 4 tháng tuổi.

✓ Tiếp xúc với 1 số loại virus gây bệnh khác.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2

✓ Nhóm bệnh này còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin NIDDM, phổ biến nhất chiếm tới 90 – 95% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi trường thường, tuy nhiên hiện nay nhóm tuổi vị thành niên cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

✓ Khi mắc chứng bệnh này, các tế bào trong cơ thể trở nên đề kháng với insulin và tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ lại tích tụ trong máu của bạn.

✓ Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu do thừa cân gây ra. Tuy nhiên không phải tất cả những người bệnh tuýp 2 đều do thừa cân.

  • Tiểu đường thai kỳ

✓ Đây là bệnh chỉ xảy ra khi phụ nữ mang thai. Bệnh này gây ra các vấn đề cho cả mẹ và bé nếu không kịp thời điều trị. Tuy nhiên bệnh thường mất đi sau khi mẹ bầu chuyển dạ.

KẾT LUẬN, BỆNH CÓ THỂ XUẤT PHÁT TỪ CÁC NGUYÊN NHÂN SAU:

✓ Những người  trong gia đình có truyền thống mắc bệnh tiểu đường thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

✓ Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá nặng cân.

✓ Những người ăn quá nhiều, trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.

✓ Những người ít vận động.

✓ Những người chịu áp lực công việc lớn, căng thẳng thần kinh kéo dài.

✓ Những người có thai lớn.

✓ Những người đã từng mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường: Khi bị bệnh bạn có thể có những biểu hiện sau đây:

dấu hiệu của bệnh tiểu đường

✓ Đi tiểu nhiều lần hay còn gọi là chứng tiểu nhiều

✓ Sụt cân không rõ nguyên do

✓ Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi

✓ Có cảm giác cực kỳ khát hay chứng khát nhiều

✓ Ngoài ra có thể gặp các biểu hiện như: mờ mắt, buồn nôn, khô miệng, chậm lành vết thương, ngứa da,…

Các bài viết liên quan:

>>> Câu hỏi thường gặp về viên uống Blackmores Sugar Blance

>>> Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người tiểu đường nên biết

>>> Những loại trái cây tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày

Sản Phẩm liên quan:

>>> Viên uống cân bằng đường huyết của Úc Blackmores Sugar Balance 90 viên

Các bài đăng khác
Top 25 loại thực phẩm hỗ trợ tim mạch cực hiệu quả
Bệnh tim là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim và có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim
16 cách giảm nguy cơ bệnh tim
Để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bạn hãy bắt đầu thay đổi lối sống của mình với một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể lực.
Tiểu đường nên ăn gì: Chế độ ăn chuẩn cho người tiểu đường
Tiểu đường nên ăn gì để vừa đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, vừa không làm tăng đường huyết và phòng được biến chứng mà không cần kiêng khem quá mức?
Những loại trái cây tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày
Đối với những người bình thường, hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe, nhưng với người bệnh tiểu đường, ăn hoa quả vẫn có thể làm tăng đường máu. Thế nhưng, liệu bị tiểu đường có phải kiêng hoàn toàn trái cây không, nên ăn loại nào thì tốt nhất?